kiemtoanminhminh@gmail.com

0916535956

Giải Quyết Vấn Đề Nhanh Chóng Hiệu Quả

Giấy chứng nhận đầu tư khác giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như thế nào?

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt hai loại giấy tờ này trong quá trình thành lập doanh nghiệp và hoạt động đầu tư để thực hiện thủ tục xin cấp phép được thuận lợi.

1. Điểm giống nhau giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh 

Giấy chứng nhận đầu tư

Điểm giống nhau giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh 

Theo Luật Đầu tư 2014 quy định, giấy chứng nhận đầu tư) là loại văn bản hoặc bản điện tử ghi nhận các thông tin đăng ký liên quan về dự án đầu tư của nhà đầu tư. Hiểu theo cách đơn giản, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện cần có để có thể thành lập công ty nước ngoài ở Việt Nam. Với trường hợp pháp luật quy định, doanh nghiệp cần thực hiện đúng thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành mở, thành lập công ty.

Còn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại văn bản hay bản điện tử được Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cấp cho các doanh nghiệp ghi lại thông tin liên quan tới đăng ký doanh nghiệp. Đặc điểm của loại giấy này là ghi nhận năng lực pháp lý cho công ty, được nhà nước bảo hộ liên quan tới quyền sở hữu tên. Nếu không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đó không tồn tại trước pháp luật cũng như được xem là hoạt động không hợp pháp. 

Do đó, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đều được cơ quan nhà nước phê duyệt và cấp phép. Theo đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp được cấp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. 

2. Điểm khác nhau giữa giấy chứng nhận đầu tư với giấy đăng ký kinh doanh

 

Giấy chứng nhận đầu tư 5
Giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh có nhiều điểm khác biệt

Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dễ dàng nhờ vào điểm khác nhau dưới đây theo từng tiêu chí. 

2.1. Mục đích sử dụng

- Với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Giấy phép sẽ được cơ quan nhà nước cấp cho cá nhân, tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thực hiện dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. 

- Với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Được coi là giấy khai sinh của công ty, giúp cơ quan có thể quản lý các công ty dễ dàng hơn theo đúng các điều khoản được ghi trên giấy phép. 

2.2. Đối tượng được cấp

- Giấy chứng nhận đầu tư: Cơ quan nhà nước sẽ tiến hành cấp cho cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện hoạt động trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cá nhân và tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài được cấp nhiều hơn. 

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Tất cả các công ty được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. 

2.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh

- Giấy chứng nhận đầu tư: Loại giấy này sẽ được cơ quan đăng ký đầu tư – Phòng đăng ký đầu tư nằm trong Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh cung cấp (nơi dự án đầu tư hay Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu kinh tế  hoạt động).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Được Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh cung cấp (nơi địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp).

2.4. Nội dung trong giấy phép 

- Giấy chứng nhận đầu tư: Tại điều 39 của Luật Đầu tư 2014 quy định, nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

+ Mã số của dự án được đầu tư (theo Điều 5 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP).

+ Tên và địa chỉ thường trú của chủ đầu tư.

+ Tên của dự án được đầu tư. 

+ Địa chỉ và diện tích đất sử dụng để thực hiện dự án. 

+ Quy mô và mục tiêu của dự án. 

+ Thời gian dự án hoạt động. 

+ Tiến độ xây dựng cơ bản, đưa dự án vào quá trình hoạt động; tiến độ thực hiện mục tiêu  hạng mục và hoạt động của dự án. 

+ Các điều kiện dành cho nhà đầu tư (nếu có).

+ Ưu đãi và hỗ trợ cho đầu tư (nếu có). 

+ Dự án có bao nhiêu vốn đầu tư? (Tính cả vốn góp từ các chủ đầu tư cũng như vốn huy động)  cùng tiến độ huy động, đóng góp vốn. 

- giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Tại điều 29 của Luật Doanh nghiệp 2014, chứng nhận đăng ký kinh doanh cần có các thông tin sau:

+ Tên doanh nghiệp (cần có thành tố loại hình doanh nghiệp cùng với tên riêng) và mã số.

+ Địa chỉ trụ sở chính. 

+ Các thông tin cá nhân của người đại diện công ty (loại doanh nghiệp TNHH, Cổ phần trước pháp luật); thành viên hợp danh (công ty hợp danh); chủ doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân): Địa chỉ thường trú, họ và tên, số giấy chứng minh thư, hộ chiếu, thẻ căn cước hay chứng thực cá nhân hợp pháp.

+ Vốn điều lệ: Tùy vào mục đích hoạt động mà mỗi doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ sẽ không giống nhau. Trừ trường hợp thành lập công ty kinh doanh ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định như sau: dịch vụ đòi nợ, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, vận chuyển hàng không, kiểm toán… nên cần phải đáp ứng được số vốn điều lệ tối thiểu. 

Do sư phân biệt giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rõ ràng nên các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thành lập trước năm 2014 trở về trước cần chú ý, xem xét cũng như thực hiện các quy định sau đây:

- Chuyển từ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

- Tiến hành tách giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với đăng ký kinh doanh. 

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra điểm khác nhau và giống nhau giúp quý khách có thể biết được giấy chứng nhận đầu tư khác giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như thế nào. Từ đó quý khách có thể chuẩn bị giấy tờ phù hợp, đảm bảo làm thủ tục xin cấp giấy phép theo đúng quy định. Nếu quý khách vẫn còn thắc mắc khác, hãy liên hệ ngay cho Tư Vấn Minh để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời nhất.

Xem thêm: Cơ sở nào phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm?

 

Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan

Dịch vụ giấy phép đầu tư

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
Gọi ngay chat zalo Chat với chúng tôi qua zalo
top