Nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đặt chân đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng thường gặp khó khăn trong việc nắm bắt các thủ tục pháp lý và giấy phép kinh doanh phức tạp. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những rào cản này, bài viết sau đây của Công ty Minh - MCC Group Việt Nam sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết, cùng theo dõi ngay nhé.
Khái niệm công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là công ty được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc công ty tại Việt Nam có nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập hoặc mua lại.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức kinh tế với 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thường sẽ thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu bao gồm hai loại giấy tờ:
a)Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư vào Việt Nam;
b)Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài
Trước khi nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư cần kê khai thông tin dự án trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau đó, hồ sơ sẽ được nộp cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai thông tin trực tuyến.
Dựa vào loại dự án, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại một trong hai đơn vị sau:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư;
b) Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế của tỉnh
Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ được cấp tài khoản để truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi cụ thể quá trình xử lý hồ sơ. Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ sử dụng hệ thống này để tiếp nhận, xử lý và cấp mã số cho dự án đầu tư của bạn.
Nộp hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Trong khoảng thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký đầu tư nhận đủ hồ sơ, họ sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu hồ sơ của bạn bị từ chối, cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản cho bạn và cung cấp rõ ràng lý do từ chối.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như thủ tục thành lập công ty vốn Việt Nam. Dưới đây là chi tiết hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
a)Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty;
b) Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
c) Bản sao giấy tờ cá nhân;
d) Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
e) Danh sách người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp;
f) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh nơi mà công ty đặt trụ sở chính.
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia và nộp phí theo quy định. Nội dung công bố sẽ bao gồm thông tin về ngành, nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập và danh sách nhà đầu tư nước ngoài.
Dấu công ty là một phần quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Dấu có thể được tạo tại cơ sở khắc dấu hoặc dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Việc cấp Giấy phép kinh doanh áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng. Cụ thể, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa đối với doanh nghiệp gồm các loại giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
b) Bản giải trình chi tiết;
c) Kế hoạch tài chính cụ thể;
d) Tài liệu chứng minh không còn nợ thuế quá hạn từ cơ quan thuế;
e) Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án mua bán hàng hóa.
Thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập và nhận được Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại ngân hàng được ủy quyền. Từ đó thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam.
Sau khi hoàn tất quá trình thành lập công ty, nhà đầu tư cần tiến hành các thủ tục tương tự như việc thành lập một công ty Việt Nam:
a) Đặt biển hiệu tại địa chỉ trụ sở;
b) Đăng ký chữ ký số;
c) Đăng ký hóa đơn điện tử;
d) Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án;
e) Thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế.
Trên đây là toàn bộ nội dung về quy trình cũng như hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Bình luận của bạn