Kinh doanh thực phẩm hiện đang là một ngành nghề được nhiều cá nhân, đơn vị quan tâm. Tuy nhiên để có thể hoạt động trong lĩnh vực này cần phải đáp ứng những điều kiện pháp lý cần thiết. Đó là những giấy tờ gì?
Đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm phải đáp ứng nhiều yêu cầu theo quy định của pháp luật. Trong đó, 2 loại giấy tờ chính gồm giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện quan trọng.
Mẫu giấy đăng ký kinh doanh
Giống như nhiều ngành nghề khác, kinh doanh thực phẩm cũng phải đáp ứng điều kiện về giấy đăng ký kinh doanh. Đây là văn bản công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với đơn vị hoạt động kinh doanh trong ngành thực phẩm.
Để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, các đơn vị doanh nghiệp sẽ tiến hành làm hồ sơ và đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty. Trong đó, giấy đề nghị đăng ký kinh doanh trong hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quan trọng như: tên, mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở; người đại diện hợp pháp; mã ngành, ngành kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh; phạm vị hoạt động kinh doanh; chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; và nội dung khác; v.v…
Mẫu giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Một trong những loại giấy tờ cũng quan trọng cần có khi kinh doanh thực phẩm đó chính là giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế không phải đơn vị kinh doanh trong ngành thực phẩm nào cũng được cấp loại giấy phép này. Bởi theo quy định, có một số lĩnh vực không cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm khi tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Tại Điều 12, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm đã quy định chi tiết về các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong đó, gồm 10 loại hình cơ sở:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh lĩnh vực thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận gồm: GMP; HACCP; ISO 2200; IFS; BRC; FSSC 2200 hoặc tương đương còn hiệu lực.
Nếu không thuộc một trong 10 loại hình cơ sở kể trên, các đơn vị kinh doanh thực phẩm muốn hoạt động hợp pháp phải xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Để được cấp loại giấy chứng nhận này, các đơn vị kinh doanh cũng phải đáp ứng những điều kiện cụ thể theo luật định gồm những điều kiện chung và điều kiện cụ thể đối với từng ngành kinh doanh khác nhau.
Theo đó, tại Điều 19, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 đã quy định những điều kiện chung về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trong ngành thực phẩm. Cụ thể, cơ sở kinh doanh phải có địa điểm, diện tích thích hợp cũng như có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm đến quá trình sản xuất, phân phối thực phẩm.
Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh cũng phải có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau. Cùng với đó cơ sở kinh doanh phải có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh còn phải có đủ nước đạt quy chuẩn, duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, v.v…
Đáp ứng những yêu cầu trên, về cơ bản đơn vị kinh doanh thực phẩm mới đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Chưa kể, đối với từng nhóm thực phẩm kinh doanh khác nhau như thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, dịch vụ ăn uống, v.v… còn phải đáp ứng những điều kiện về an toàn vệ sinh tương ứng.
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh mang đến lợi ích toàn diện và tối ưu
Thực tế cho thấy, để kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nhiều loại giấy tờ khác nhau theo quy định của pháp luật. Muốn có những giấy tờ này cần phải chuẩn bị hồ sơ tương đối với tạp với những thủ tục pháp lý khắt khe. Nếu đơn vị kinh doanh không am hiểu pháp luật chắc chắn sẽ gặp nhiều vướng mắc, trở ngại. Trước thực tế này, dịch vụ xin giấy phép kinh doanh ngành thực phẩm ra đời như một giải pháp toàn diện và tối ưu.
Theo đó, sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh, các đơn vị sẽ được hỗ trợ tối đa quá trình làm thủ tục nhanh gọn, đúng quy định. Bên cạnh đó, chi phí làm thủ tục xin giấy phép cũng được tối ưu đáng kể. Điều này có được là do những đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép có đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật. Đơn vị dịch vụ xin giấy phép còn có quan hệ tốt với cơ quan chức năng nên quá trình thực hiện thủ tục hành chính trở nên dễ dàng.
Để sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm, quý khách hàng nên tìm đến những đơn vị uy tín trên thị trường. Trong đó, Tư Vấn Minh chính là gợi ý không thể bỏ qua. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xin giấy phép chuyên nghiệp, chất lượng với giá cả hấp dẫn. Quý khách hàng quan tâm và có nhu cầu có thể liên hệ đến với công ty TNHH Tư Vấn Minh để được hỗ trợ.
Xem thêm: Cơ sở nào phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm?
Bình luận của bạn