Tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu luôn được các doanh nghiệp biết và chú trọng. Bởi thương hiệu là tài sản quan trọng, một lợi thế cạnh tranh mà bất cứ doanh nghiệp, cá nhân cũng cần. Vậy thương hiệu là gì? Phương pháp nào để xây dựng và bảo vệ hiệu quả thương hiệu? Cùng Công ty TNHH tư vấn Minh tìm hiểu ngay.
Bảo vệ thương hiệu là vấn đề quan trọng của doanh nghiệp
Theo đó thương hiệu thành lập là tập hợp các giá trị, các dấu hiệu có thể hữu hình hoặc vô hình giúp phân biệt một sản phẩm, một dịch vụ hoặc một doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác (Được định nghĩa bởi tổ chức Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Thương hiệu cũng là một trong những công cụ giúp xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ và tạo ra giá trị thương hiệu cho công ty. Từ đó việc bảo vệ thương hiệu trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của các công ty và được đầu tư và phát triển để tăng cường giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Trong giao thương, trao đổi hàng hóa một tình trạng mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là bị sử dụng trái phép, sai mục đích thương hiệu của mình. Vì vậy cần thiết và cấp bách đối với doanh nghiệp là phải bảo vệ thương hiệu, cụ thể những lợi ích mang lại là:
- Ngăn chặn việc sao chép sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bởi đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ, kẻ xấu lợi dụng sự nổi tiếng của thương hiệu nhằm trục lợi, gây tổn hại đến thương hiệu cần phải ngăn chặn và phát hiện kịp thời..
- Đảm bảo sự nhận diện và độc quyền của thương hiệu của công ty trên thị trường tại quốc gia bảo hộ: Điều này đảm bảo sự nhất quán, hỗ trợ khách hàng trong nhận diện, sử dụng đúng sản phẩm.
- Xây dựng niềm tin và tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu, tăng cường uy tín và giá trị của thương hiệu đó: Bên cạnh việc bảo vệ thì doanh nghiệp cần tăng cường sự nhận diện, gây dựng sự độc đáo, đặc biệt, tạo niềm tin sâu rộng trong khách hàng.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường: Trên thị trường cạnh tranh thì thương hiệu được xem là lợi thế cạnh tranh hàng đầu, giúp thu hút khách hàng từ đó tăng doanh thu bán hàng của công ty.
- Tránh nhầm lẫn với các thương hiệu khác trên thị trường.
Như vậy ta có thể thấy rằng bảo hộ thương hiệu là sự sống còn của doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều văn bản pháp luật ra đời hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp để bảo hộ thương hiệu.
Tại nhiều nước phát triển, bảo hộ thương hiệu được quan tâm hàng đầu và có những quy định chặt chẽ. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này mới chỉ được một số doanh nghiệp lớn thực hiện. Vậy nên, việc tranh chấp hoặc các hệ lụy có rất nhiều.
Làm sao để bảo vệ thương hiệu hiệu quả?
Rõ ràng chúng ta thấy rằng cách duy nhất và hiệu quả để bảo
hộ thương hiệu là đăng ký bảo hộ thương hiệu, thông qua đó thương hiệu được đặt dưới sự bảo vệ của cơ quan nhà nước.
Tại Việt Nam vấn đề bảo hộ thương hiệu được quy định rất rõ trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (29 tháng 11 năm 2005), chính thực có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006 và Luật Cạnh tranh (Thông qua 12 tháng 6 năm 2018), có hiệu lực chính thức từ 1 tháng 7 năm 2019.
Ngoài ra Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước Paris về bảo vệ sở hữu trí tuệ (Paris Convention) và Hiệp định Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả thương hiệu của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Dưới đây là các bước đăng ký bảo vệ thương hiệu lên cơ quan có thẩm quyền:
- Bước 1: Kiểm tra tính khả dụng của thương hiệu: Trước khi đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp cần kiểm tra tính khả dụng của thương hiệu đó bằng cách tra cứu thông tin trên hệ thống tra cứu sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam xem liệu thương hiệu đó đã bị đăng ký chưa.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: Sau khi kiểm tra có thể đăng ký thương hiệu thì cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký thương hiệu, danh sách sản phẩm/dịch vụ được bảo hộ, mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, bản vẽ thương hiệu, giấy uỷ quyền nếu có.
- Bước 3: Nộp đơn đăng ký: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký, bạn cần nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Bộ Khoa Học Công Nghệ và nộp phí đăng ký thương hiệu theo quy định.
- Bước 4: Xét duyệt đăng ký: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Bộ Khoa Học Công Nghệ sẽ tiến hành xét duyệt đăng ký bảo vệ thương hiệu. Thời gian xét duyệt thường là từ 12 tháng, cụ thể các mốc thời gian cần chú ý (thẩm định hình thức - 1 tháng, công bố đơn - sau 2 tháng từ ngày chấp nhận đơn, thẩm định nội dung đơn - không quá 9 tháng)
- Bước 5: Nhận chứng chỉ đăng ký: Nếu đăng ký được chấp nhận, bạn sẽ nhận được chứng chỉ đăng ký thương hiệu. Chứng chỉ này sẽ có hiệu lực trong 10 năm từ ngày đăng ký, có thể gia hạn nếu bạn muốn tiếp tục bảo hộ thương hiệu.
Chú ý: Nếu doanh nghiệp muốn đăng ký bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam nhưng không biết thực hiện các thủ tục trên thì nên tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hộ thương hiệu để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bên cạnh việc đăng ký bảo vệ để thương hiệu phát triển bền vững thì cần liên tục xây dựng, bồi đắp thương hiệu từ đó có thể tạo ra sự khác biệt, diện diện so với đối thủ trên thị trường.
Qua bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu về vấn đề bảo vệ thương hiệu cũng như các phương pháp bảo vệ, xây dựng thương hiệu. Từ đó doanh nghiệp, cá nhân có thể tạo ra được dấu ấn riêng, từ đó tăng cạnh tranh và doanh số.
Xem thêm: Dịch vụ giấy phép kinh doanh
Bình luận của bạn