Thu hút vốn đầu tư nước ngoài luôn là chiến lược quan trọng của nhiều doanh nghiệp, từ lớn đến nhỏ, nhằm tiếp cận thị trường quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc chuyển đổi công ty Việt Nam thành công ty nước ngoài mang theo nhiều thay đổi về mặt pháp lý, cấu trúc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Cùng MCC tìm hiểu về quy trình và thủ tục trong bài viết dưới đây nhé.
Theo quy định tại Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân có quốc tịch nước ngoài và tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia vào các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Để được phép góp vốn vào công ty tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải hoạt động trong các ngành nghề đã được quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư về tiếp cận thị trường. Khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam, có hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Công ty Việt Nam chỉ chuyển nhượng một phần vốn cho nhà đầu tư nước ngoài;
Trường hợp thứ hai: Công ty Việt Nam chuyển nhượng toàn bộ vốn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào công ty Việt Nam
Quy trình thay đổi từ công ty hoàn toàn vốn Việt Nam sang công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty 100% vốn nước ngoài được tiến hành qua hai bước sau đây.
Hồ sơ để đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
Giấy ủy quyền từ nhà đầu tư;
Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc mua cổ phần, vốn góp;
Bản sao đã dịch và công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài nếu là cá nhân;
Bản sao đã dịch và công chứng/hợp thức hóa lãnh sự giấy phép kinh doanh nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
Người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền sẽ nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng 15 - 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đầu tư sẽ phát hành Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam.
Hồ sơ để chuyển đổi công ty Việt Nam thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
Điều lệ công ty (nếu có);
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định (nếu có);
Danh sách thành viên hoặc cổ đông nước ngoài (nếu có);
Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (nếu có);
Quyết định về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp hoặc cổ phần;
Thông báo việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Thông báo việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần;
Bản sao hoặc bản hợp thức hóa lãnh sự hộ chiếu hoặc giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài;
Bản sao Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người Việt Nam (trong trường hợp góp vốn chung với người Việt Nam);
Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu có).
Người được ủy quyền của doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc có thể nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, chính thức chuyển đổi thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.
Thủ tục chuyển đổi công ty Việt Nam sang công ty nước ngoài
Sau khi công ty Việt Nam chuyển đổi thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty 100% vốn nước ngoài, có thể xảy ra tình trạng công ty không được phép hoạt động trong một hoặc một số ngành nghề mà công ty đã đăng ký trước đó.
Nguyên nhân là do một số ngành nghề yêu cầu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ vốn tối thiểu hoặc chưa được cho phép kinh doanh theo cam kết của WTO. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục, doanh nghiệp cần kiểm tra và điều chỉnh lại ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với quy định hiện hành.
Trong trường hợp việc tiếp nhận vốn góp từ nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến thay đổi loại hình doanh nghiệp, ví dụ từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên hoặc từ công ty TNHH thành công ty cổ phần, công ty cần thực hiện các công việc sau:
Khắc lại con dấu pháp nhân;
Làm mới biển hiệu công ty;
Cập nhật thông tin công ty trên chữ ký số và hóa đơn điện tử;
Cập nhật thông tin trên tài khoản thuế điện tử và tài khoản bảo hiểm xã hội;
Cập nhật thông tin trên các giấy tờ thuộc sở hữu của doanh nghiệp (giấy phép con, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...);
Thông báo cho khách hàng và đối tác về việc thay đổi tên công ty.
Cập nhật lại thông tin doanh nghiệp
Trong vòng 10 ngày kể từ khi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh mới, cổ đông hoặc thành viên chuyển nhượng vốn/cổ phần phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh do việc chuyển nhượng vốn tại cơ quan thuế nơi công ty đặt trụ sở.
Đối với công ty TNHH, chỉ cần nộp tờ khai thu nhập cá nhân mà không phải nộp tiền thuế, trong khi đối với công ty cổ phần sẽ phải nộp 0,1% thuế trên giá trị chuyển nhượng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về quy trình cũng như hồ sơ chuyển công ty Việt Nam thành công ty nước ngoài. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Bình luận của bạn