kiemtoanminhminh@gmail.com

0916535956

Giải Quyết Vấn Đề Nhanh Chóng Hiệu Quả

Thương hiệu là gì? Tại sao phải bảo vệ thương hiệu?

Thương hiệu là gì? Tai sao phải bảo vệ thương hiệu? Đây được xem là khái niệm và có vai trò rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Điều này giúp bạn đưa ra được chiến lược xây dựng phù hợp, được nhiều khách hàng, đối tác biết đến nhiều hơn. Từ đó tạo ra nguồn thu nhập lớn cho doanh nghiệp.

1. Thương hiệu là gì?

Hầu hết, thương hiệu (tiếng Anh là Branding) được coi là tài sản vô cùng quý giá mà các doanh nghiệp mong muốn có được. Các tổ chức, cá nhân đều phải tiến xây dựng song song với việc kinh doanh của mình. Để thương hiệu phát triển, được nhiều người biết đến, bạn cần bỏ ra nhiều công sức cũng như thời gian. 

1.1. Khái niệm

Thương hiệu là gì 2

Định nghĩa về thương hiệu

Thương hiệu là một thuật ngữ, khái niệm, tên gọi, ký tự hay bất cứ dấu hiệu giúp mọi người nhận thức được về sản phẩm/dịch vụ thuộc công ty/cá nhân đó. Mỗi doanh nghiệp/nhà sản xuất sẽ có thương hiệu riêng, không trùng nhằm phân biệt với các đối thủ khác trong mắt của người tiêu dùng. 

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (viết tắt là WPIO) định nghĩa: Thương hiệu là dấu hiệu (có thể vô hình hoặc hữu hình) đặc biệt nhằm nhận biết hàng hóa, dịch vụ được tổ chức, cá nhân nào sản xuất, cung cấp. 

1.2. Thương hiệu có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?

Thương hiệu là gì 2

Vai trò, ý nghĩa của thương hiệu với doanh nghiệp

Thương hiệu chính là tài sản vô hình mà mỗi doanh nghiệp, cá nhân cần có nếu như muốn vươn rộng, được khách hàng biết đến. Nó có vai trò giúp doanh nghiệp có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trên thị trường. Cụ thể:

- Giúp nhận diện được doanh nghiệp: Có thể nói, nhờ thương hiệu mà sản phẩm, doanh nghiệp được khách hàng biết đến, sử dụng nhiều hơn. Đồng thời dễ dàng tạo ra được sự khác biệt, tăng mức độ nhận diện doanh nghiệp, cạnh tranh với các công ty đối thủ. 

- Thương hiệu tốt giúp thu hút được các khách hàng tiềm năng: Tâm lý của người tiêu dùng là ưu tiên, đặt niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ có thương hiệu rõ ràng. Khi nổi tiếng, khách hàng sẽ tự chủ động tìm đến. Bạn không cần phải dành nhiều thời gian, chi phí và công sức để quảng cáo, thu hút họ. 

- Giúp doanh nghiệp đứng vững, phát triển trên thị trường: Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh cùng sản phẩm/dịch vụ có rất nhiều. Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu những điểm mạnh riêng. Tuy nhiên nếu có thương hiệu uy tín, nổi tiếng sẽ thu hút được người dùng nhiều hơn. Vì thế, họ sẽ cạnh tranh tốt hơn, có tệp khách hàng trung thành, tiềm năng. 

1.3. Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu

Thương hiệu là gì 3

Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Nhiều người cho rằng thương hiệu với nhãn hiệu là một. Có thể là vì hai khái niệm nhãn hiệu, thương hiệu là gì gần giống nhau. Nhưng không phải như vậy.

Thương hiệu được biết đến là tài sản vô hình to lớn mà doanh nghiệp cần phải xây dựng nhằm tạo ra được vị trí trên thị trường, cạnh tranh với các đối thủ khác. Còn với nhãn hiệu, đây là yếu tố hữu hình chỉ về hình vẽ, từ ngữ, hình ảnh tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Tùy vào xu hướng cũng như nhu cầu trên thị trường mà doanh nghiệp linh động thay đổi nhãn hiệu. 

Theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu được bảo hộ trong 10 năm. Tuy nhiên, sau thời gian đó, bạn có thể gia hạn, đăng ký bảo hộ. Trong khi đó, thương hiệu không được pháp luật bảo hộ. Nhưng vì là thành quả từ quá trình xây dựng, phát triển của doanh nghiệp giá trị của nó không bị giới hạn về mặt thời gian. 

Thông thường, chúng ta vẫn gọi tên công ty, logo, nhãn hiệu là thương hiệu. Vì thế, để có thể bảo vệ thương hiệu của mình tốt nhất, chúng ta cần phải đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu, tên công ty tại cơ quan có thẩm quyền. 

1.4. Các yếu tố tạo ra một thương hiệu 

Thương hiệu là gì 6

Yếu tố tạo ra thương hiệu có rất nhiều như văn hóa, bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là các phương pháp truyền thông, marketing nhằm phân biệt sản phẩm, công ty với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời tạo ra ấn tượng trong tâm trí của người tiêu dùng. Đó là những gì mà khách hàng tiếp xúc, trải nghiệm với doanh nghiệp. Để hệ thống một cách đơn giản, chúng ta có thể chia thương hiệu thành các yếu tố cơ bản sau:

- La bàn thương hiệu.

- Văn hóa của công ty.

- Tính cách thương hiệu.

- Kiến trúc thương hiệu.

- Slogan, tên thương hiệu.

- Hệ thống nhận diện thương hiệu (gồm có khẩu hiệu, hình ảnh, logo…).

- Giọng nói, thông điệp thương hiệu.

- Website. 

- Phương tiện truyền thông. 

2. Tại sao phải bảo vệ thương hiệu?

Thương hiệu là gì 7

Những lý do cần phải bảo vệ thương hiệu

Bên cạnh tìm hiểu thương hiệu là gì thì tại sao cần bảo hộ thương hiệu cũng rất quan trọng. Ngoài đặt nền móng phát triển trên thị trường của doanh nghiệp, thương hiệu còn giúp tạo ra cơ sở pháp lý đảm bảo tránh được các tình huống tranh chấp phát sinh trong tương lai. 

Đảm bảo thương hiệu được pháp luật bảo vệ 

Trên thực tế, có không ít doanh nghiệp không chú ý và quan tâm tới việc giữ thương hiệu của mình trong khi đã tiến hành xây dựng nó. Ví dụ như công ty cà phê Trung Nguyên đã bị đăng ký thương hiệu trước tại Mỹ hay kẹo dừa bến tre đã bị đăng ký ở Trung Quốc…. Lý do xảy ra các trường hợp trên là doanh nghiệp đã không tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu. Dẫn tới việc thương hiệu bị đối thủ “nẫng tay trên” dễ dàng. 

Giúp phân biệt giữa thương hiệu của các doanh nghiệp

Với nền kinh tế mở cửa, hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh cùng một sản phẩm/dịch vụ đều cạnh tranh rất gay gắt nhằm thu hút khách hàng. Do đó, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu nổi tiếng sẽ được khách hàng tự động tìm đến và ở lại, từ đó tăng được sức cạnh tranh với đối thủ. 

Việc đăng ký bảo vệ thương hiệu là cách hạn chế tổ chức, cá nhân khác dùng các ký tự, dấu hiệu tương tự khiến khách hàng nhầm lẫn. Bên cạnh đó, việc bảo hộ này còn là cơ sở pháp lý bảo vệ được sản phẩm trước tình trạng thương hiệu bị đánh cấp, làm giả, làm nhái. 

Quảng bá thương hiệu

Việc đăng ký, bảo vệ thương hiệu còn giúp làm tăng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi lợi ích kinh tế tăng cao, doanh nghiệp cũng nâng độ uy tín. Điều này mang đến nhiều lợi ích to lớn như nhượng quyền, chuyển giao quyền sở hữu tạo ra cho doanh nghiệp có nguồn thu nhập lớn. 

Hơn nữa, việc đăng ký bảo hộ này còn giúp khách hàng nhận diện doanh nghiệp bạn tốt hơn trên thị trường. Họ dễ dàng công nhận, từ đó giúp công ty được mọi người biết rộng rãi.

Trên đây, Công ty TNHH tư vấn Minh đã giải đáp thương hiệu là gì, tại sao cần bảo vệ thương hiệu. Hy vọng với thông tin hữu ích này, các bạn đã biết cách xây dựng thương hiệu cho riêng mình, tạo niềm tin, thu hút và giữ chân người tiêu dùng.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp đồng nai 

 

Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan

Các công ty vốn FDI là những tổ chức có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ quốc gia khác, mà không cần quan tâm đến tỷ lệ cụ thể…
Để thực hiện một ý tưởng kinh doanh quý doanh nhân không biết bắt đầu từ đâu, xin giấy phép thành lập như thế nào? Đăng ký thương hiệu độc…
Nền kinh tế Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp đang ngày càng sôi nổi. Thành lập doanh nghiệp…
Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục thành lập hợp tác xã sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể và chi tiết dưới đây. Quý khách có thể tham…
Hiện nay, có rất nhiều người lựa chọn tự thành lập doanh nghiệp để có sự thoải mái và đạt được lợi nhuận cao. Thế nhưng trong quá trình thực…
Nhu cầu in ấn trong những năm gần đây ngày một tăng cao. Thực tế này chính là cơ hội cho ngành nghề in ấn phát triển. Tuy nhiên để…

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
Gọi ngay chat zalo Chat với chúng tôi qua zalo
top